Phạm Hương 09:23 01/09/2021
Thị trường xe ô tô điện Trung Quốc được đánh giá là lớn nhất thế giới nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ, chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như sự nhập cuộc của các công ty công nghệ trong nước và quốc tế.
Trong khi nhiều nước châu Âu hay Mỹ vẫn đang loay hoay với bài toán xe điện hay xe xăng thì Trung Quốc đã có 14 năm đầu tư vào mảng này và đặt mục tiêu điện hóa hoàn toàn vào năm 2030. Vậy nhờ đâu thị trường xe ô tô điện Trung Quốc liên tục mở rộng quy mô và trở thành top 1 thị trường toàn cầu năm 2020?
Nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc - thị trường xe lớn nhất thế giới, đã trở thành những khu đô thị xanh, trong lành và không tiếng ồn của động cơ xe xăng, do được phổ cập ô tô điện. Theo số liệu của IEA, đất nước tỷ dân Trung Quốc là thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới, với 4,5 triệu chiếc, chiếm 44% thị trường toàn cầu. Trong khi đó, số lượng xe điện tại Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm 17% và 31% thị trường thế giới, với gần 1,8 triệu và 3,2 triệu xe.
Xe ô tô điện Trung Quốc xuất hiện tại một triển lãm xe hơi ở Thượng Hải năm 2019
Doanh số xe ô tô điện Trung Quốc tăng 42% trong 3 tháng đầu năm 2020. Trong năm này, có tới 1,3 triệu xe điện đã được xuất xưởng tại Trung Quốc, chiếm 41% thị trường ô tô điện toàn cầu so với con số khiêm tốn tại Mỹ là 2,4%. Năm 2021, số lượng ô tô điện bán ra ước tính đạt 1,9 triệu chiếc trong khi chính phủ nước này đặt mục tiêu các loại xe sử dụng năng lượng mới, tích hợp công nghệ cao, sẽ chiếm 25% doanh số bán xe hơi vào năm 2025.
Nhà sáng lập công ty xe điện BYD Wang Chuanfu cho rằng thị trường xe hơi Trung Quốc với khoảng 300 triệu xe (năm 2019) gần như sẽ được điện hóa hoàn toàn vào năm 2030.
Nhiều “thủ phủ” ô tô điện đã ra đời tại Trung Quốc như Liễu Châu, Thâm Quyến… Trong đó, số lượng xe điện được bán tại Liễu Châu trong năm 2020 gấp 5 lần mức trung bình của Trung Quốc. Xét trên phạm vi toàn cầu, thành phố này cũng chỉ xếp sau Oslo (Thủ đô Na Uy) về mức độ phổ cập xe điện.
Dây chuyền sản xuất ô tô điện tại Nio - một công ty xe hơi Trung Quốc
Trung Quốc đã hoàn thành phổ cập xe điện tại nhiều đô thị lớn và trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới nhờ các chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ từ chính phủ cũng như sự nhập cuộc của các công ty trong nước và quốc tế trong lĩnh vực cải tiến công nghệ sản xuất.
Để đạt được những con số “biết nói” trên là nhờ vào phần không nhỏ từ chính sách khuyến khích tăng trưởng thị trường ô tô điện của Chính phủ Trung Quốc cho tới các địa phương.
Cụ thể, đã có rất nhiều chính sách ưu đãi thuế và “mở cửa” cho các lĩnh vực phụ trợ cho việc sản xuất ô tô như: sản xuất linh kiện, nghiên cứu công nghệ mới… Quốc gia này cũng ban hành nhiều chính sách ưu tiên cho người tiêu dùng như: giảm phí đăng ký phương tiện hoặc đỗ xe, song song với đó là kế hoạch thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới trạm sạc xe điện.
Trung tâm nghiên cứu công nghệ ô tô Trung Quốc đánh giá rằng các chính sách của chính phủ đã đóng góp tới 50% cho sự phát triển của ngành tại quốc gia này.
Các hãng xe ô tô điện Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc bài bản để hỗ trợ người dùng thoải mái, thuận tiện khi sử dụng
Góp phần không nhỏ trong việc đưa Trung Quốc trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới là sự tham gia của các công ty công nghệ trong nước. Xiaomi, AutoX, Baidu… đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ ô tô thông minh, xe tự hành, góp phần giúp Trung Quốc có đủ tiềm lực về kỹ thuật trong “sân chơi” xe điện toàn cầu.
Cụ thể, Xiaomi có kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào công ty con để xuất xe điện thông minh trong 10 năm tới. Huawei cũng có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào công nghệ ô tô điện trong năm 2021. Công ty khởi nghiệp về xe tự hành AutoX, được đầu tư từ Alibaba, đã hợp tác với Honda để tăng cường thử nghiệm ô tô điện trên các con đường tại Trung Quốc. Baidu cũng cho biết trong 3-5 năm tới, hệ thống định vị tự động Apollo của hãng sẽ được lắp đặt trên 1 triệu phương tiện.
Dây chuyền sản xuất ô tô tại Nio - một công ty quốc doanh Trung Quốc
Thị trường xe ô tô điện Trung Quốc có sự tham gia của các công ty công nghệ lớn trong nước và cả nước ngoài. BYD là thương hiệu sản xuất linh kiện ô tô, xe bus và taxi điện có trụ sở chính tại Thâm Quyến, nhận đầu tư từ tỷ phú Warren Buffett. Hầu hết sản phẩm của hãng chỉ bán tại thị trường Trung Quốc. Đây cũng là đơn vị cung cấp toàn bộ các dòng xe bus điện, xe tải và taxi điện cho thành phố Thâm Quyến.
Trong khi đó, 2 thương hiệu xe điện Tesla và Hongguang - liên doanh giữa GM và 2 công ty nhà nước Trung Quốc đều là các hãng xe nước ngoài. Tesla là thương hiệu xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc, với ¼ sản lượng tiêu thụ của hãng là tại thị trường này.
Các mẫu xe ô tô điện do thương hiệu Wuling Hongguang (thương hiệu con của SAIC-GM-Wuling Automobile Co. - liên doanh giữa GM và hai hãng ô tô quốc doanh Trung Quốc) sản xuất tại một triển lãm xe hơi
Với mục tiêu điện hóa vào năm 2030, thị trường xe ô tô điện Trung Quốc đang có những bước tiến “thần tốc”. Thực tế, việc này đã đem lại nhiều lợi ích như nâng cao chất lượng không khí, giảm tiếng ồn và hạn chế lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như phát triển các nguồn nhiên liệu mới tại nhiều thành phố Trung Quốc.
Từ đó có thể thấy, ô tô điện là lựa chọn vì một tương lai bền vững, người tiêu dùng toàn cầu ngày càng quan tâm và có xu hướng chuyển sang sử dụng loại phương tiện này. Tại Việt Nam, VinFast VF e34 là mẫu xe điện thông minh đầu tiên do người Việt nghiên cứu và sản xuất, được VinFast ra mắt vào năm 2021 với nhiều tiện ích thân thiện với người dùng và chính sách ưu đãi nhằm tiết kiệm chi phí vận hành cho khách hàng mua xe.
Từ nay tới hết 15/9/2021, chỉ cần đặt cọc đủ 50 triệu đồng cho mẫu xe điện VinFast VF e34, khách hàng sẽ nhận ngay ưu đãi 100% lệ phí trước bạ (tương đương 70 triệu đồng).
Theo huongtra.le.131189
Nguồn: vinfastauto.com
————————
Bank2Go - One Stop Auto Solution
📞 0815 575 777(miễn phí)
☎️ 1800 6356 (miễn phí)
✉️ support@bank2go.vn
🌐 https://bank2go.vn